Những tác dụng của tam thất được nhiều người tin tưởng sử dụng

Có họ với nhân sâm nhưng tính ấm công dụng của tam thất thường được sử dụng trong các bài thuốc kháng viêm, bài độc, điều hóa khí huyết và tránh chảy máu bên trong các tạng phủ.

Trước kia khi tam thất rừng chưa bị khai thác cạn kiệt như giờ thì loài này thường được tìm thấy tại các vùng núi khí hậu lạnh phía Tây Bắc nước ta nhưng do số lượng ngày càng khan hiếm nên người ta phải dùng tam thất bắc trồng để thay thế tuy tác dụng không tốt bằng.

tac dung cua linh chi va tam that

Trong y học cổ truyền tam thất có tác dụng tăng lực rất tốt, tác dụng này giống với tác dụng của nhân sâm; rút ngắn thời gian đông máu; tiêu máu ứ và tăng lưu lượng máu ở động mạch vành của động vật thí nghiệm. Làm tăng sức co bóp cơ tim ở liều thấp; tác dụng kích dục, đối với chức năng nội tiết sinh dục nữ, thể hiện ở các hoạt tính oestrogen và hướng sinh dục; giãn mạch ngoại vi và không ảnh hưởng đến huyết áp và hệ thần kinh trung ương; điều hòa miễn dịch; kích thích tâm thần, chống trầm uất.

Tam thất có tác dụng gì mà được nhiều người ưa chuộng

Tam thất cũng chứa các hợp chất giống như nhân sâm. Các bộ phận của cây phần lớn đều chứa các hợp chất saponosid nhóm dammaran. Ngoài ra còn phải kể đến các thành phần có giá trị khác như các acid amin, các chất polyacetylen và panaxytriol…


Mùi vị của tam thất

Trong Đông y, nụ tam thất được xếp vào loại đầu vị của nhóm chỉ huyết (cầm máu). Khi nhấm có vị đắng nhẹ, hơi ngọt và để lại dư vị đặc trưng của nhân sâm.

Để dễ phân biệt, tiền nhân có câu nói về vị của hoa tam thất: “Tiền khổ, hậu cam, hậu cam cam”. Nghĩa là khi nhấm, lúc đầu thấy vị đắng, sau thấy ngọt và càng về sau càng thấy ngọt.

tam thất chữa ung thư

Công dụng và cách sử dụng tam thất

Trên thực tế, tam thất được sử dụng rất đa dạng. Như ta đã biết, tam thất thuộc vào dòng nhân sâm nên có tác dụng bổ, song lại có phần khác với nhân sâm tam thất lại theo hướng tác dụng vào phần âm huyết là chính.

tam that co tac dung nhu the nao

Tuy nhiên từ trước đến nay, cây tam thất vẫn là vị thuốc được sử dụng chính để cầm máu, tiêu máu cục và bổ máu. Cầm máu vẫn là tác dụng được ưu tiên của tam thất.

Với 3 tác dụng phụ của tam thất trên, đối tượng được quan tâm sử dụng nhiều nhất của tam thất vẫn là phụ nữ sau khi sinh, vì thuốc có tác dụng chữa chảy máu, máu tụ và thiếu máu.

Để tăng thêm ý nghĩa bổ, củ tam thất thường được sử dụng dưới dạng tần gà. Tam thất được dùng để cầm máu khi xuất huyết bên trong như rong kinh, băng huyết, chảy máu cam, ho ra máu, thổ huyết, trĩ xuất huyết… hoặc thiếu máu gây hoa mắt, chóng mặt, da dẻ xanh xao…

Có thể sử dụng dưới dạng uống (thuốc hãm, bột thuốc). Với chảy máu bên ngoài như chấn thương, bị thương chảy máu có thể dùng bột tam thất rắc vào vết thương rồi băng lại.

su dung tam that

Cần chú ý thêm rằng, đối với trường hợp làm tiêu máu tụ, chỉ nên sử dụng tam thất bắc khi triệu chứng xuất huyết mới xảy ra.

Ví dụ xuất huyết tiền phòng ở mắt, dùng tam thất lúc này rất tốt. Nếu trong mạch máu hoặc trong tim đã có các cục máu đông, không nên dùng tam thất nữa. Nếu dùng, cục máu này sẽ là trung tâm để kết tụ, làm cho cục máu to dần lên, ảnh hưởng đến sự lưu thông của mạch máu, đôi khi gây ra đột quỵ.

Ngày nay, tam thất còn được dùng để trị các  bệnh  u xơ, u cục…, cho kết quả khá tốt, tuy nhiên không phải là tất cả. Ngoài ra còn dùng tam thất kết hợp với một số vị thuốc khác, như đan sâm tam thất chữa bệnh để trị bệnh đau thắt ngực do xơ vữa động mạch vành, hoặc lưu lượng huyết quản giảm, hoặc sau tai biến mạch máu não…

Đó là những bài thuốc lưu truyền trong dân gian, ngoài ra tác dụng tam thất giúp giảm sinh khối u cực tốt và được rất nhiều bệnh nhân ung thư tin tưởng sử dụng. Trong quá trình điều trị người bệnh còn phải dùng nhiều loại hóa chất và thuốc độc hại gây ảnh hưởng trực tiếp lên gan khiên cơ quan này bị khô và suy giảm chức năng thải độc tố.

Việc uống tam thất giúp cơ thể đào thải độc tố, tác dụng như một chiếc máy lọc bỏ những hóa chất dư thừa ra bên ngoài cơ thể.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *