Phân bổ rải rác tại các khu vực vùng núi tây bắc nước ta, tam thất rừng là loại thảo dược ưa sống trong môi trường ôn đới, khác so với loại củ trồng thì củ hoang thường dài và có nhiều đốt thời gian sinh trưởng có thể lên đến hàng chục năm cho đến thời điểm khai thác. Thông thường thì loại củ vỏ đen nâu và bên trong ruột có màu vàng xám, vị đắng để lâu tạo cảm giác ngọt ở cuống họng và khi ăn không bị rát và ngứa được sử dụng nhiều nhất.
Với ngoại hình bên ngoài giống như sâm ngọc linh nên loại tam thất hoang dễ gây nhầm lẫn và bị thương lái làm giả sâm rất nhiều nên ngày càng trở nên khan hhiếm do nhu cầu cao.
Lá kép chân vịt, gồm 1-3 cái, mọc vòng ở ngọn; có cuống dài 5-10 cm. Lá chét 5; có cuống ngắn, hình thuôn hay mác thuôn, nhọn 2 đầu, 5-13 x 2-4 cm; mép có răng cưa, hoặc ở một số ít cây non có thể gặp dạng xẻ lông chim nông, mép của thuỳ nông cũng khía răng cưa; thường có lông ở gân mặt trên lá.
Cây đặc biệt ưa ẩm và ưa bóng, mọc rải rác trên đất có nhiều mùn, dưới tán rừng kín thường xanh ẩm, hoặc rừng có xen lẫn với sặt gai, ở độ cao từ 1600-2300 m.
Tam Thất Hoang có rễ củ dài, nạc, có nhiều đốt và những vết sẹo do thân rụng hằng năm để lại. Hình dạng và thành phần, công dụng rất giống với rễ củ của sâm Ngọc Linh (Panax articulatus K.L. Dao). Vì vậy, thời gian gần đây, một số người đã sử dụng rễ tam thất hoang để làm giả rễ sâm Ngọc Linh.
Khu vực phân bố của hoa tam thất hoang:
Tam Thất Hoang phân bố ở các tỉnh phía Nam, Tây Nam của Trung Quốc và phía Bắc nước ta: Lào Cai (Sa Pa và Bát Xát: núi Hoàng Liên Sơn).
Thành phần dược chất của tam thất đen
Củ Tam thất Hoang chứa các saponin triterpen: saponin A, B, C, D, acid oleanolic, nụ tam thất đường khử, 16 acid amin như phenylalanin, leucin, isoleucin, valin, prolin, histidin, lysin, cystein, các chất vô cơ như Fe, Ca.
Tam thất cũng chứa các hợp chất giống như nhân sâm. Các bộ phận của cây như rễ con, lá, hoa tam thất đều chứa các hợp chất saponosid nhóm dammaran. Ngoài ra còn phải kể đến các thành phần có giá trị khác như các acid amin, các chất polyacetylen và panaxytriol…
Tính vị, tác dụng tam thất rừng
– Vị ngọt, hơi đắng, tính ôn; có tác dụng công dụng của tam thất chỉ huyết, phá huyết tán ứ, tiêu thũng định thống và tư bổ cường tráng.
– Tam thất có tác dụng tăng lực rất tốt, tác dụng này giống với tác dụng của nhân sâm; rút ngắn thời gian đông máu; tiêu máu ứ và tăng lưu lượng máu ở động mạch vành của động vật thí nghiệm.
– Làm tăng sức co bóp cơ tim ở liều thấp;
Khi được kết hợp với các loại rượu ngâm thì tam thất đen hay tam thất rừng hoang sẽ có công dụng rất tốt trong việc bồi bổ sức khỏe, gân cốt với những người yếu. Chính vì thế nhiều người thường hay sử dụng loại rượu này đặc biệt vào những dịp lễ tết quan trọng hay những dịp đặc biệt khác để thiết đãi những vị khách quý. Nếu có điều kiện sử dụng thường xuyên một cách điều độ mỗi bữa tối 1 chén nhỏ thì giúp cơ thể khỏe mạnh và chống được nhiều loại bệnh nguy hiểm điển hình như đau nhức xương khớp, ung thư dạ dày, ung thư gan.