Tất cả các bộ phận của cây đều có thể được dùng làm thuốc nhưng củ tam thất là thành phẩn được sử dụng nhiều hơn cả do đây là nơi chứa nhiều dưỡng chất nhất và dược tính cũng cao nhất. Củ càng lâu năm với nhiều mấu và kích thước, trọng lượng lớn thì càng được ưa chuộng bởi không chỉ để làm thuốc mà còn làm quà biếu cùng với mật ong rừng được nhiều người yêu thích nhất là mỗi dịp tết đến xuân về.
Từ xưa, dân gian đã biết cách sử dụng tác dụng của củ tam thất trong những bài thuốc trị các bệnh: thổ huyết; huyết hôi sau sinh không ra, ứ trệ gây đau bụng; băng huyết, lưu huyết, rong kinh, kiết lỵ ra máu, sưng tấy, mất ngủ, ngủ không sâu giấc, thiếu máu nặng, người mệt mỏi, bồi bổ sức khỏe cho người mới ốm dậy.
Tác dụng chữa bệnh của củ tam thất
Chi tiết củ tam thất có tác dụng gì
Cách chế biến và sử dụng củ tam thất
Đầu tiên, rửa sạch nhanh bằng nước sôi để nguội, không để nước thấm vào ruột củ, rồi phơi nắng hoặc sấy ở nhiệt độ 50-60 đô C ( Không rang tam thất trực tiếp trên chảo hoặc tẩm mỡ gà ). Để củ Tam thất nguyên vẹn có thể để được 2 năm, khi đã qua chế biến thời hạn sử dụng giảm xuống 6-12 tháng.
– Để nguyên củ đem ngâm rượu trong vòng 3- 6 tháng và mang ra sử dụng mỗi bữa ăn 1 chén nhỏ.
– Đem nghiền thành bột nhỏ, bạn có thể ra chợ tìm các hiệu xay bột tam thất rất nhiều, dùng phần bột này trộn chung với mật ong và đem uống mỗi ngày.
– Củ tam thất tươi thái lát sau đó đem hầm với thịt chân giò hoặc làm món gà ác tần ăn rất bổ cho những người sức khỏe suy kiệt, người già thể trạng yếu.
– Nếu uống trà thì có thể cho chút cam thảo để vị ngọt hơn và giảm bớt đắng.