Liều lượng sử dụng cây tam thất mỗi ngày khoa học nhất

Được nhiều người ví như một loại thần dược những không phải ai cũng biết cách sử dụng cây tam thất đúng cách dẫn tới phản tác dụng. Do dùng quá liều lượng nên một số trường hợp bị nóng trong phát ra ngoài da gây hiện tượng mẩn ngứa nên lầm tưởng là cây có độc.
tác dụng của nụ hoa tam thất Tuy nhiên thực tế không phải như vậy do tính nóng nên khi dùng quá nhiều sẽ gây nóng trong phát dần ra ngoài, chỉ cần giảm bớt liều lượng đi và có ăn thêm nhiều rau củ quả sẽ giảm được hiện tượng trên.

thân mềm cây tam thất thường có 7 lá



Theo Dược điển Việt Nam, liều lượng uống từ 4 đến 5g mỗi ngày; theo tài liệu nước ngoài lại ghi uống từ 6 – 10 g mỗi ngày. Một số trường hợp bệnh nhân ung thư dùng từ 10 – 20 g mỗi ngày chia làm 4 đến 5 lần uống.

Tam thất dùng dưới dạng thuốc sắc hoặc dạng bột, dùng ngoài có tác dụng cầm máu tại chỗ. Người ta dùng tam thất để chữa ung thư bằng cách lấy bột sống uống bằng thìa nhỏ chiêu với nước lọc nguội hoặc dùng dạng thái lát ngậm nhai rồi nuốt. Trên thực tế một số người nhai hoa tam thất sống đã bị rộp niêm mạc miệng, vì vậy có thể dùng bột hoặc thái lát tam thất hãm với nước sôi uống cả nước nhai cả bã vừa đơn giản giữ được hương vị, hoạt chất dễ bay hơi không mất đi, vừa có tác dụng chữa bệnh tốt.

Một số lưu ý khi chọn lựa cây tam thất

Cần phân biệt một số cây có tên là “tam thất” hoặc các cây lấy củ giả làm tam thất để bán ngoài thị trường:
– Cây hổ trượng (cốt khí củ, điền thất nam) có tên khoa học là Polygonum cuspidatum Sieb et Zucc, họ Polygonaceae.

cay tam that hoang co nhieu diem khac biet


Rễ củ cây này dài ngắn không đều, mặt ngoài màu nâu vàng, mùi không rõ vị hơi đắng, dùng chữa phong thấp đau nhức xương, viêm gan, mhiễm trùng đường tiểu tiện.

  • Cây thổ tam thất có tên khoa học là Gynura segetum (L.) Merr. hoặc Gynura pinnatifida thuộc họ Cúc (Compositae), lá và rễ dùng làm thuốc cầm máu, chữa rắn cắn.
  • Tam thất gừng (cây tam thất nam, khương tam thất) có tên khoa học là Staplianthus thorlii Gagnep. thuộc họ gừng Zingiberaceae. Lá mọc thẳng từ thân rễ, hình ảnh cây tam thất phiến lá nguyên thân dài, hình mác hẹp đầu nhọn màu nâu tím. Củ rễ hình tròn thuôn một đầu hoặc hình trứng nhẵn, mặt ngoài màu vàng nhạt, thịt màu trắng ngà, vị cay nóng. Rễ tam thất gừng dùng chữa nôn mửa, kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh.
  • Cây ngải tím (nghệ đen, nga truật) có tên khoa học Curcuma zedoaria Rose họ Zingiberaceae.
  • Củ khô rất cứng, vỏ ngoài màu nâu, có mùi thơm đặc biệt củ hình con quay (người ta hay làm giả tam thất bắc để bán). Củ này dùng chữa ứ huyết bế kinh, đau bụng vùng dưới.

Loài được dùng tốt nhất hiện nay là cây tam thất bắc, thông thường thì phần lớn là lấy củ nghiền bột nhỏ để dùng làm thuốc nhưng có một số trường hợp là dùng thân cây và lá khô nhưng dược tính không nhiều bằng phần củ nên ít được lựa chọn. Phần củ thường rất cứng loại được trồng có những mấu nhọn và các rãnh nhỏ khi dùng dao thái thuốc chuyên dụng sẽ thấy ruột xanh vàng pha chút xám mùi thơm vị thuốc bắc thì mới chuẩn.

Tagged .

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *